THÔNG BÁO “HỘI THẢO LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHIẾN LƯỢC CHO TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM”

Tài chính vi mô là chìa khoá hỗ trợ các hộ nghèo và thu nhập thấp tại các nước thu nhập thấp và trung bình để có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế và qua đó hỗ trợ tài chính toàn diện cho cộng đồng người nghèo. Trên thế giới, các Tổ chức Tài chính Vi mô (TCVM) đã chuyển sang mô hình các tổ chức tài chính vi mô vì lợi nhuận và ngân hàng tài chính vi mô cấp phép hoạt động toàn cầu với đa dạng các nguồn tài chính và các sản phẩm và kênh phân phối đa dạng hơn để tăng cường tiếp cận đến cộng đồng và doanh nghiệp vi mô. Ngành tài chính vi mô Việt Nam đang phát triển phù hợp với xu thế toàn cầu và chuyển đổi từ mô hình tổ chức phi chính phủ hàng thập kỷ qua sang một ngành định hướng thương mại hơn. Một khía cạnh chủ chốt để ngành tài chính vi mô Việt Nam có thể thực hiện chuyển đổi thành công đó là nâng cao năng lực cho các tổ chức TCVM Việt Nam trong việc lập kế hoạch chiến lược cho các hoạt động trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu chính và cụ thể đã đề ra.

Lập kế hoạch kinh doanh chiến lược cho phép các tổ chức tài chính xem xét trước các bối cảnh và kết quả tương lai và để quyết định tương lai mà tổ chức muốn hướng đến. Việc xem xét và lập kế hoạch trước như vậy có thể giúp các tổ chức tài chính ra quyết định tốt hơn về các chương trình và dịch vụ cung cấp, qua đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nói một cách đơn giản, lập kế hoạch kinh doanh chiến lược sẽ giúp tổ chức tài chính có vị thế tốt hơn trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là trong tương lai. Vì vậy, lập kế hoạch kinh doanh chiến lược là một công cụ để tổ chức sắp xếp hoạt động hiện tại dựa trên cơ sở kế hoạch của tương lai mong muốn – đó là một lộ trình định hướng tổ chức từ vị trí hiện tại đến vị trí mà tổ chức mong muốn trong năm hoặc mười năm sau.

  1. Mục tiêu

IFC và MicroSave, phối hợp với Nhóm Công tác Tài chính Vi mô Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo trong 4 ngày cho các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) tại Việt Nam, tập trung tạo cơ hội cho phép các nhà lãnh đạo từ các tổ chức TCVM có được cái nhìn sâu hơn về lập kế hoạch kinh doanh chiến lược. Lập kế hoạch kinh doanh chiến lược là phương pháp tiếp cận thực tế và có nguyên tắc mà các tổ chức có thể sử dụng để ra các quyết định về tương laitrong hiện tại. Nó cho phép các tổ chức đưa ra các lựa chọn và quyết định, đặt định hướng tương lai, xác định các ưu tiên, phân bổ nguồn lực hạn chế, cải thiện hoạt động và theo dõi kết quả hoạt động.

Hội thảo sẽ tập trung vào xây dựng, nâng cao năng lực cho các chuyên gia và nhà thực hành tài chính vi mô tại Việt Nam để có thể xác định các hoạt động cốt lõi và các mục tiêu chính/cụ thể giúp tổ chức tài chính có được sự tập trung – cho phép các tổ chức lập kế hoạch hoạt động, phân bổ ưu tiên và áp dụng nguồn lực để phát triển từ vị trí hiện nay đạt được vị trí mà tổ chức mong muốn trong tương lai.

*Tải về Nội dung chi tiết chương trình đào tạo: Strategic-Business-Planning-Training-Agenda-Final_VIET

2. Ai nên tham gia khoá học?

Hội thảo đào tạo được thiết kế đặc biệt dành cho các bộ quản lý cấp cao và giám đốc kinh doanh của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, những người đang mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh qua việc lập kế hoạch kinh doanh chiến lược phù hợp. Hội thảo sẽ giúp các lãnh đạo của tổ chức TCVM hiểu được quy trình lập kế hoạch chiến lược, cũng như trang bị các khung phân tích và công cụ phù hợp giúp họ thực hiện phân tích tốt hơn các mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và thị trường chung.

3. Số lượng tham gia: 25 – 30 người

Tối đa 04 thành viên/tổ chức.

4. Địa điểm và thời gian:

– Thời gian: 08h00 – 16h30 từ ngày 16 – 20/04/2018
– Địa điểm: Khách sạn Hilton Hà Nội, số 1 Lê Thánh Tông, Hà Nội.
*Lưu ý:
Chương trình học ngày 20/04 là chương trình đào tạo chuyên sâu sau khóa học (Training of Trainer -TOT) nhằm giúp các học viên có cơ hội tương tác, trao đổi kĩ lưỡng hơn với chuyên gia về các vấn đề liên quan đến nội dung khóa học. Do lớp học có giới hạn về số lượng học viên, mỗi tổ chức vui lòng chỉ đăng ký 01 đại diện tham dự.

5. Giảng viên: 

  Ông Abhishek Anand: Cán bộ Quản lý Cấp cao và là Trưởng Nhóm công tác trong lĩnh vực Ngân hàng và Tài chính toàn diện, MSME khu vực châu Á của MicroSave.

–  Ông Manoj Kumar Pandey: Phó trưởng Nhóm công tác trong lĩnh vực Ngân hàng và Tài chính Toàn diện khu vực châu Á của tổ chức MicroSave.

–  Bà Hoàng Lê Mai: Trợ lý Quản lý trong lĩnh vực Ngân hàng và Tài chính Toàn diện tại Việt Nam của tổ chức MicroSave.

Thông tin đầy đủ về các giảng viên vui lòng xem tại brochure đính kèm: VIET_Brochure_Agenda-Hanoi-16-19-April-2018

6. Phí tham dự: 

Chi phí khóa học được điều chỉnh phù hợp với thời gian và nội dung chương trình học (04 ngày học + 01 ngày đào tạo chuyên sâu)

– Miễn phí cho 01 đại biểu thuộc tổ chức thành viên VMFWG đã đóng phí thành viên VMFWG năm 2017.

– Ưu tiên thành viên của VMFWG và đăng ký tham gia đúng thời hạn, với mức đóng góp chi phí tham gia là 800.000 đồng/học viên.

– Phí tham dự là 3.500.000 đồng/học viên đối với các học viên KHÔNG phải là thành viên của VMFWG.

*Lưu ý: Thành viên tham dự tự trang trải chi phí đi lại và ăn ở; Ban tổ chức sẽ bố trí ăn trưa và ăn giữa giờ trong 05 ngày tập huấn.

7. Đăng ký tham gia:

Các tổ chức xác nhận khả năng tham dự tới Ban Tổ chức trước ngày 09/04/2018 bằng cách điền vào Phiếu đăng ký online: https://goo.gl/forms/hmygMgo7QoVFf4JG3

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 0968.993.688 (Hiền) hoặc 0946.042.093 (Việt Anh)

8. Thông tin chuyển khoản:

Sau thời hạn đóng đơn đăng ký vào ngày 09/04/2018, BTC sẽ gửi email xác nhận thông tin đăng ký tham dự của các tổ chức kèm chi phí tham dự (nếu có). Sau khi nhận được thông báo này, các tổ chức vui lòng chuyển khoản chi phí đóng góp tham dự sự kiện trước ngày 13/04/2018 qua thông tin TK sau:

Tên tài khoản: Trung tâm Tư vấn nguồn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa

Số tài khoản: 12410001517745

Ngân hàng: Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm.

Trân trọng thông báo!