This post is also available in: English (English)
Một sự thay đổi lớn sắp xảy ra trong lĩnh vực dịch vụ tài chính của Myanmar. Mức độ xâm nhập của điện thoại thông minh ở đất nước này đã tăng vọt lên đến 80% và dữ liệu sử dụng đang cho thấy sự ngang bằng với các nền kinh tế phát triển ở châu Âu. Tuy nhiên, mức độ người dân sử dụng tài khoản ngân hàng chỉ ở mức 23%, và khoảng 99% tất cả các giao dịch đều được ước tính bằng tiền mặt. Đây đều là những con số đáng ngạc nhiên khi không có một quốc gia nào khác có sự chênh lệch giữa số lượng điện thoại thông minh với tài khoản ngân hàng của người dân. Mặc dù khó dự đoán chính xác việc sử dụng dịch vụ tài chính sẽ thể hiện như thế nào,trải nghiệm của các quốc gia như Trung Quốc – nơi mà sự xâm nhập của điện thoại thông minh đã thúc đẩy việc chấp nhận thanh toán di động – cho thấy dịch vụ tài chính di động có khả năng phát triển và giúp thu hẹp khoảng cách này.
Ảnh: Afriadi Hikmal, 2017 CGAP Photo Contest
Để xem cách điện thoại thông minh có thể biến đổi cuộc sống tài chính của người dân ở Myanmar như thế nào, hãy xem cách một người dân đang sử dụng điện thoại của mình. Myat Su là một người bán gạo thông qua mạng xã hội ở thành phố Bago, Myanmar. Giữa công việc kinh doanh và nhu cầu sử dụng cá nhân, Myat Su dành ít nhất sáu giờ một ngày trên điện thoại của mình. Cô có một cửa hàng nhỏ và 80% doanh số bán hàng được thực hiện thông qua Facebook. Đây là cách thức trang Facebook doanh nghiệp của Myat Su hoạt động: Trang Facebook của cô cung cấp thông tin về hơn 20 loại gạo và khách hàng đặt hàng qua ứng dụng Facebook Messenger. Họ thường gửi cho cô một ảnh chụp màn hình của loại gạo họ muốn mua, sau đó cô kiểm tra hàng tồn kho của mình và hai bên trò chuyện để thống nhất một mức giá. Cuối cùng họ trao đổi địa chỉ và chi tiết giao hàng.
Trong khi Myat Su tham gia vào một sân chơi thương mại điện tử còn hạn chế, cô phải đối mặt với những thách thức mà các doanh nhân ở những nước phát triển hơn không gặp phải. Bằng cách sử dụng các cuộc trò chuyện có định dạng miễn phí để làm việc với khách hàng, mỗi giao dịch thường mất 20 phút để hoàn thành. Tiền mặt khi giao hàng dẫn đến các vấn đề đau đầu khác. Khách hàng thường đi vắng, hoặc cố gắng mặc cả, hoặc chỉ quay trở lại khi đến lúc phải trả tiền. Tất cả những tình huống này cho thấy cho một gánh nặng rất lớn trong công việc kinh doanh của Myat Su.
Khi Myat Su đang đau đầu giải quyết những thách thức này, các doanh nhân tại Trung Quốc đã thực hiện giao dịch thông qua một ứng dụng mua sắm trực quan với các tính năng thanh toán tích hợp, dịch vụ ký quỹ, quản lý hàng tồn kho, phần thưởng dành cho khách hàng và các tùy chọn quan hệ. Cùng lúc đó, họ được hưởng hạn mức tín dụng được tạo ra dựa trên dữ liệu thanh toán. Ngược lại, mặc dù sử dụng điện thoại thông minh hàng ngày, cuộc sống tài chính của Myat Su vẫn diễn ra một cách hoàn toàn ngoại tuyến.
Myat Su không phải là ngoại lệ duy nhất. Các doanh nhân nhỏ ở Myanmar đã hoạt động trực tuyến và sử dụng Facebook theo cách tương tự – dù có giới hạn. Họ phải làm như vậy bởi bất chấp sự tăng trưởng nhanh chóng, các dịch vụ tài chính di động ở Myanmar vẫn còn trong giai đoạn trứng nước và vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi bởi những người như Myat Su.
Trong khi Myat Su rõ ràng có nhu cầu về dịch vụ tài chính di động để thực hiện công việc kinh doanh của mình tốt hơn, các giải pháp dựa trên điện thoại thông minh cụ thể có thể đáp ứng nhu cầu này như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, CGAP bắt đầu tìm hiểu thêm về tác động của điện thoại thông minh đối với tài chính toàn diện ở châu Á. CGAP đã phỏng vấn hơn 20 nhà lãnh đạo trong khu vực, và điều đáng ngạc nhiên là họ đều đồng ý về những nhận định sau đây:
- Điện thoại thông minh mở ra những con đường mới cho việc áp dụng hàng loạt các dịch vụ tài chính. Họ làm điều này bằng cách tích hợp các dịch vụ tài chính (đặc biệt là thanh toán) với các ứng dụng và dịch vụ mà khách hàng hiểu và thực sự muốn. Ví dụ, ở Trung Quốc, trong một buổi đi chơi một nhóm bạn có thể sử dụng tính năng trò chuyện hỗ trợ thanh toán để thực hiện mọi thứ từ việc lựa chọn địa điểm ăn tối, thuê xe đến nhà hàng, chia sẻ và thanh toán hóa đơn. Cách tiếp cận giúp đáp ứng một lượng lớn nhu cầu của khách hàng này, thay vì chỉ bán riêng lẻ một dịch vụ tài chính dường như là chìa khóa giúp người dân dần dần chấp nhận. Đối với Myat Su là người tiêu dùng và cũng đồng thời là một doanh nhân, chiếc chìa khóa này có khả năng giúp cô có thể mua và bán từ xa một cách hoàn toàn độc lập.
- Điện thoại thông minh mở ra các danh mục sản phẩm phong phú hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số và tài chính trong khi giảm thiểu chi phí tiếp cận. Kinh nghiệm của Trung Quốc thể hiện rõ ràng phương pháp tiếp cận này với các dịch vụ tài chính. Trong năm 2016, Trung Quốc đã có hơn 500 triệu người dùng thanh toán di động và người dân nước này đã giao dịch 97 tỷ lần trên các ứng dụng di động phi ngân hàng. Thương mại điện tử của Alibaba và nền tảng nhắn tin của WeChat phần lớn nằm sau những con số này. Họ đạt được thành công bằng cách kết hợp các cơ sở khách hàng khổng lồ, có mức độ tương tác cao với các dịch vụ thanh toán. Có thể nói rằng các nhà cung cấp sẽ không thể tận hưởng thành tựu mang tính đột phá này nếu họ không sử dụng cách tiếp cận đã nêu ở trên.
Sự xâm nhập mạnh mẽ của điện thoại thông minh cùng với mức độ sử dụng dữ liệu của các quốc gia phát triển cho thấy Myanmar đã sẵn sàng cho việc áp dụng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số quy mô lớn. Nếu kinh nghiệm của các quốc gia như Trung Quốc là một dấu hiệu, thành công của dịch vụ tài chính số không xảy ra vì những người như Myat Su đang sử các dịch vụ tài chính vì lợi ích riêng của họ. Mặc khác, nó xảy ra vì họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng chúng – dù đó là bán hàng trực tuyến hay tặng một tách cà phê cho bạn bè qua ứng dụng.
Để tìm hiểu thêm về cuộc phỏng vấn của CGAP với các nhà lãnh đạo ở châu Á về ảnh hưởng của điện thoại thông minh đối với tài chính toàn diện, mời quý vị truy cập bản slide “The Impact of Smartphones on Financial Inclusion.”
Dịch từ: CGAP Blog