This post is also available in: English (English)
Tài chính vi mô là chìa khoá hỗ trợ các hộ nghèo và thu nhập thấp tại các nước thu nhập thấp và trung bình để có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế và qua đó hỗ trợ tài chính toàn diện cho cộng đồng người nghèo. Trên thế giới, các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) đã chuyển sang mô hình các tổ chức tài chính vi mô vì lợi nhuận và ngân hàng tài chính vi mô cấp phép hoạt động toàn cầu với đa dạng các nguồn tài chính và các sản phẩm và kênh phân phối đa dạng hơn để tăng cường tiếp cận đến cộng đồng và doanh nghiệp vi mô. Ngành tài chính vi mô Việt Nam đang phát triển phù hợp với xu thế toàn cầu và chuyển đổi từ mô hình tổ chức phi chính phủ hàng thập kỷ qua sang một ngành định hướng thương mại hơn. Thêm vào đó là sự phát triển của các dịch vụ tài chính số (DVTCS) đã bắt đầu làm thay đổi cách thức cung cấp các dịch vụ tài chính và Việt Nam đang ở bước đầu của sự trỗi dậy của DVTCS. Trên thế giới, ngày càng có nhiều các tổ chức TCVM và tổ chức tài chính đang tự chuyển đổi bằng cách áp dụng DVTCS trong cung cấp dịch vụ trong khi vẫn duy trì sứ mệnh xã hội của tổ chức. Đối với ngành tài chính vi mô Việt Nam để có thể thực hiện thành công sự chuyển đổi này thì cần phải nâng cao năng lực cho các tổ chức TCVM Việt Nam để có thể hiểu rõ các ứng dụng phù hợp của DVTCS cho công việc kinh doanh của họ và lập kế hoạch chiến lược để chuyển đổi kỹ thuật số đáp ứng các mục tiêu mà tổ chức đã đặt ra.
Giới thiệu về hội thảo
Các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) và ngân hàng đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc số hoá. Chuyển đổi kỹ thuật số mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức tài chính vì nó có thể giúp giảm đáng kể các chi phí hoạt động và tăng đáng kể tiếp cận khách hàng và hiệu quả hoạt động, cũng như có sự tập trung tốt hơn vào các giải pháp lấy khách hàng làm trung tâm. Tuy nhiên, thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số khá là phức tạp và các tổ chức có thể phải đối mặt với rất nhiều thách thức về hoạt động. Do đó, các tổ chức tài chính cần phải xây dựng một tầm nhìn chung về chuyển đổi kỹ thuật số thông qua hiểu biết toàn diện nhiều các lựa chọn về chiến lược và hoạt động, cũng như ưu và nhược điểm của chúng. Khoá đào tạo này sẽ giúp các tổ chức TCVM và ngân hàng hiểu được chuyển đổi kỹ thuật số có ý nghĩa như thế nào với tổ chức của họ, các lựa chọn về chiến lược và hoạt động mà tổ chức có thể lựa chọn để triển khai dịch vụ tài chính số trong tổ chức mình, và các khía cạnh của chuyển đổi kỹ thuật số ví dụ như lập kế hoạch chiến lược, chuyển đổi kỹ thuật số cho sản phẩm, quy trình, kênh phân phối, và công nghệ, quản trị rủi ro, và quản lý dự án và thay đổi trong tổ chức.
Mục tiêu
IFC và MicroSave, phối hợp với Nhóm Công tác Tài chính Vi mô Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo trong 4 ngày cho các tổ chức tài chính vi mô (TCVM), ngân hàng và công ty công nghệ tài chính (Fintech) tại Việt Nam, tập trung tạo cơ hội cho phép các nhà lãnh đạo từ các tổ chức trên có được cái nhìn sâu hơn về Chuyển đổi kỹ thuật số cho các tổ chức TCVM và ngân hàng. Khoá đào tạo này sẽ cung cấp tổng quan cách tiếp cận và khung phân tích về chuyển đổi kỹ thuật số mà nội bộ tổ chức cần phải thực hiện, thông qua lập kế hoạch chiến lược; tự động hoá quy trình, sản phẩm, kênh phân phối và công nghệ; và tích hợp hoạt động. Các cách tiếp cận về chuyển đổi kỹ thuật số được các giảng viên giới thiệu trong khoá đào tạo đã được xây dựng thông qua hơn mười năm kinh nghiệm thực tế tại các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, và Tây Phi, và hiện đang được sử dụng trên khắp thế giới trong việc chuyển đổi kỹ thuật số.
Khoá đào tạo này có 4 mục tiêu chính đó là:
- Hiểu cách tiếp cận có hệ thống về chuyển đổi kỹ thuật số
- Trang bị cho lãnh đạo của các tổ chức tài chính các kỹ năng và nguồn lực để lập kế hoạch và quản lý dự án chuyển đổi kỹ thuật số
- Đánh giá các lựa chọn và cơ hội chuyển đổi kỹ thuật số cho các tổ chức TCVM và ngân hàng từ các nghiên cứu tình huống và thực hành tốt
- Hiểu được các khía cạnh thực tế của chuyển đổi kỹ thuật số, thu thập kinh nghiệm từ địa bàn, học hỏi thực hành tốt
Ai nên tham gia khoá học?
Khoá đào tạo này được thiết kế đặc biệt cho các giám đốc và CEO của các tổ chức tài chính tham gia lập kế hoạch kinh doanh cấp cao từ các tổ chức TCVM và ngân hàng, mà hiện đang xem xét khả năng chuyển đổi kỹ thuật số và triển khai các dịch vụ tài chính số. Các cán bộ quản lý CNTT cấp cao và cán bộ quản lý vận hành cấp cao cũng có thể hưởng lợi từ khoá đào tạo này.
Thông tin khóa học
1. Nội dung chương trình:
*Nội dung chi tiết chương trình đào tạo vui lòng xem tại file brochure đính kèm: Viet_Brochure_Digital Transformation Training Workshop_HCMC 14-17 May, 2018
2. Số lượng tham gia: 25 – 30 người
Tối đa 04 thành viên/tổ chức.
3. Địa điểm và thời gian:
4. Giảng viên:
– Ông David Cracknell: Giám đốc Kỹ thuật Toàn cầu của MicroSave với hơn hai mươi năm kinh nghiệm về tài chính toàn diện, ngân hàng và phát triển doanh nghiệp
– Ông Nitish Narain: Cán bộ Quản lý Cấp cao công tác trong lĩnh vực Ngân hàng và Tài chính Toàn diện của MicroSave và hiện đang quản lý hoạt động tại châu Á
– Bà Hoàng Lê Mai: Trợ lý Quản lý trong lĩnh vực Ngân hàng và Tài chính Toàn diện tại Việt Nam của tổ chức MicroSave.
Thông tin đầy đủ về các giảng viên vui lòng xem tại brochure đính kèm.
Chi phí khóa học được điều chỉnh linh động để phù hợp với thời gian và nội dung cụ thể của từng khóa học.
– Miễn phí cho 01 đại biểu thuộc tổ chức thành viên VMFWG đã đóng phí thành viên năm 2018 (Thông báo đóng phí thành viên 2018 đã được đăng tải trên website của VMFWG; đồng thời được gửi tới email của các tổ chức thành viên)
– Ưu tiên thành viên của VMFWG và đăng ký tham gia đúng thời hạn, với mức đóng góp chi phí tham gia là 1.000.000 đồng/học viên.
– Phí tham dự là 3.500.000 đồng/học viên đối với các học viên KHÔNG phải là thành viên của VMFWG.
*Lưu ý: Đại biểu tham dự chủ động sắp xếp phòng nghỉ, trang trải chi phí đi lại và ăn ở; Ban tổ chức sẽ bố trí ăn trưa và ăn giữa giờ trong 04 ngày tập huấn.
6. Đăng ký tham gia:
Các tổ chức xác nhận khả năng tham dự tới Ban Tổ chức trước ngày 07/05/2018 bằng cách điền vào Phiếu đăng ký online: https://goo.gl/forms/8fY8VzX93HcnHetE2
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 0968.993.688 (Hiền) hoặc 0946.042.093 (Việt Anh)
7. Thông tin chuyển khoản:
BTC sẽ gửi email xác nhận trong vòng 01 – 02 ngày sau khi nhận được thông tin đăng ký tham dự của các tổ chức kèm chi phí tham dự (nếu có). Sau khi nhận được thông báo này, các tổ chức vui lòng chuyển khoản chi phí đóng góp tham dự sự kiện trước ngày 12/05/2018 qua thông tin TK sau:
Tên tài khoản: Trung tâm Tư vấn nguồn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa
Số tài khoản: 12410001517745
Ngân hàng: Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm.
Trân trọng thông báo!